Tìm hiểu cấu tạo và linh kiện máy chạy bộ

Máy chạy bộ hiện nay đang là thiết bị luyện tập rất quen thuộc đối với rất nhiều người, đặc biệt là với những ai eo hẹp về mặt thời gian nhưng lại muốn luyện tập nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên thì không phải ai cũng biết về cấu tạo cũng như linh kiện của máy chạy bộ. Và để hiểu rõ hơn thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu cặn kẽ hơn nhé

Cấu tạo và linh kiện của máy chạy bộ

Bảng điều khiển

Đây chính là một phần không thể thiếu khi nhắc đến cấu tạo của một chiếc máy chạy bộ điện. Bảng điều khiển hoạt động của toàn bộ máy chạy bộ cũng như tốc độ khi máy đang chạy hay chế độ chạy, phát lại âm thanh và video. Nếu như bảng điều khiển mà bị lỗi thì máy sẽ không thể hoạt động bình thường. Có thể nói đây là nền tảng hoạt động của máy chạy bộ, điều khiển công tắc, điều chỉnh tốc độ và độ dốc, chọn chương trình tập và đo nhịp tim tập cũng như hiển thị các dữ liệu tập,…

Màn hình hiển thị thông số và chức năng

Trong bảng điều khiển thì có một bộ phận quan trọng đó là màn hình hiển thị. Và đây chính là nơi hiển thị các thông số giúp bạn theo dõi dữ liệu tập như đã phân tích trên. Ở một số dòng máy chạy hiện đại bạn cũng có thể kết nối mạng để xem phim, nghe nhạc và các chức năng giải trí khác để giúp việc chạy bộ trở nên thú vị hơn. Màn hình của các máy chạy bộ thương là màn hình LCD, dòng cao cấp hơn thì sử dụng màn hình LED cảm ứng.

Những thông số được hiển thị trên màn hình như:

Tốc độ, tính bằng km/h

Thời gian chạy ( được tính bằng giờ, phút)

Quãng đường chạy ( được tính bằng Km )

Năng lượng tiêu hao năng lượng ( được tính bằng calo)

Khung máy

Khung máy của máy chạy bộ thường sẽ được cấu tạo từ chất liệu thép không gỉ có lớp sơn tĩnh điện. Mỗi máy sẽ có cấu tạo khung máy khác nhau nhưng đều phải áp dụng những tiêu chuẩn chất lượng chung. 

Bo mạch chủ

Có thể nói bo mạch của máy chạy bộ điện là một hệ thống có cấu tạo phức tạp. Chúng bao gồm các linh kiện như diot, bán dẫn, chip vi xử lý, cảm biến tốc độ máy chạy bộ và được lắp trên một bảng mạch truyền dẫn. Bộ phận này có nhiệm vụ là sẽ nhận tín hiệu, mã hóa và sau đó sẽ giải mã các tín hiệu từ bảng điều khiển và đưa xuống động cơ, các trục khớp hoạt động theo yêu cầu của người điều khiển.

Motor – động cơ máy chạy bộ

Motor máy chạy bộ còn được gọi là bộ chuyển động bao gồm motor máy chạy bộ, dây curoa và thảm tập. Đây chính là phần là quan trọng nhất đối với máy chạy bộ để đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định. 

Bộ chuyển động phải đảm bảo cho hệ thống thảm chạy chuyển động êm ái, ổn định nhưng cũng phải đầy sức mạnh. Các mẫu chạy bộ hiện nay thường có công suất động cơ từ 2 đến 6 HP. Với công suất càng lớn thì khả năng hoạt động sẽ càng mạnh mẽ. Vì vậy cho nên người sử dụng có thể thực hiện những bài tập với cường độ cao mà không lo ảnh hưởng đến động cơ.

Trong trường hợp bạn chỉ có nhu cầu sử dụng máy chạy bộ để tập luyện thông thường tại nhà thì chỉ cần những thiết bị có công suất từ 2.5 – 4 HP là phù hợp. Với tầm công suất này thì thiết bị có thể chịu được tải trọng tối đa lên đến 170 kg và tốc độ trên 18km/h.

Thảm chạy máy chạy bộ

Thảm chạy của máy chạy bộ còn được gọi là băng tải, đây chính là bộ phận giúp bạn di chuyển khi luyện tập và đây cũng là điểm giống nhau nhất của máy cơ và máy điện. Thông thường thảm chạy sẽ được thiết kế với các đặc điểm như chống trơn trượt, độ bền cao và dễ dàng thay thế nếu bị mòn hay hỏng.

Các kích thước phổ biến của thảm chạy hiện nay:

Với máy chạy bộ gia đình: chiều rộng từ 35 cm – 45 cm, chiều dài khoảng 1,8 m và sẽ có độ dày từ 1,6 – 1,8 mm.

Với máy chạy bộ phòng gym: chiều rộng sẽ từ 50 – 60cm, chiều dài lên đến 3,4 m, độ dày từ 1,8 mm – 2,5 mm và sẽ giúp giảm ồn đáng kể trong khi chạy.

Chất liệu của thảm chạy:

Vật liệu chính để chế tạo lên băng tải của máy chạy bộ đó là PU và PV. Những loại này thường có độ êm cao và độ đàn hồi rất tốt. Bên cạnh đó, thảm tập cũng còn được tạo nên từ một số loại vật liệu dạng sợi hoặc lưới khác có tác dụng gia cố độ thảm. Thường thì những chất liệu này sẽ giúp thảm dai hơn, ít bị biến dạng khi tác dụng lực trong lúc tập luyện. Ngoài ra chúng còn giúp phục hồi độ căng của thảm trong suốt quá trình luyện tập.

Thảm chạy có thể điều chỉnh căng hoặc trùng hơn bằng cách xoay bu lông ở đuôi máy chạy bộ. 

Khóa an toàn

Hầu hết các máy chạy bộ điện hiện đại ngày nay đều được trang bị khóa an toàn trong cấu tạo của máy. Khóa an toàn thực chất là một miếng nhựa đỏ có gắn kèm miếng nam châm và được buộc với sợi dây nhỏ gắn trên bảng điều khiển như một cầu chì điện. Một đầu dây còn lại thì có kẹp để gắn vào quần áo. 

Trong trường hợp nếu bạn chẳng may bị trượt chân hay gặp sự cố trong quá trình luyệ tập thì khóa từ sẽ bung ra. Lúc này mọi thông số của máy chạy bộ đều trở về 0 và thiết bị sẽ ngưng hoạt động ngay lập tức. Tính năng này sẽ đảm bảo an toàn cho bạn nếu xảy ra những sự cố không mong muốn.

Tiện ích khác đi kèm

Ở một số dòng máy chạy bộ hiện đại ngày nay có có những chi tiết phục vu cho nhu cầu giải trí. Chúng có thể là cổng kết nối USB, dây nối trực tiếp với điện thoại, jack cắm tai nghe hoặc hệ thống loa hifi hoặc có khả năng phát nhạc từ  điện thoại thông qua công nghệ Bluetooth.

Kết luận

Như vậy qua bài viết trên bạn có thể hiểu rõ hơn về cấu tạo và linh kiện của máy chạy bộ. Tưởng chừng có cấu tạo đơn giản nhưng thực chất lại vô cùng phức tạp. Chính vì thể khi xảy ra hư hỏng hay vấn đề gì bạn hãy liên hệ với nhà cung cấp để được sửa chữa, tuyệt đối không nên tự ý mua linh kiện về thay thế.

Rate this post

  •  Số 294, Đường 30/4, Phường Chánh Nghĩa, Thành Phố Thủ Dầu Một, Bình Dương
  •  Hotline: 0822.06.7777
  •  Bảo hành: 1900.1283
  •  Chát zalo: 0822.06.7777

  •  Số 16, Đường Đồng Khởi, Phường Tân Phong, Thành Phố Biên Hoà, Đồng Nai
  •  Hotline: 0822.06.7777
  •  Bảo hành: 1900.1283
  •  Chát zalo: 0822.06.7777